Tổ chức đám tang, tang lễ hay đám ma là một trong những phong tục tập quán của người Việt Nam bao gồm nhiều nghi thức mà người sống thực hiện cho người chết. Tùy vào vùng miền, cũng như sắc tộc khác nhau mà quy trình tổ chức đám tang sẽ khác nhau nhưng nhìn chung quá trình thực hiện ma tang đều có những bước cơ bản giống nhau. Vì thế, để có thể lo hậu sự một cách kỹ càng và trang nghiêm cho người đã khuất, bạn có thể tham khảo những điều cần biết về tang lễ trong bài viết này.
Mục lục
Nghi lễ ma chay
Trong những trường hợp mà khi người thân gần chết đi có thể đoán trước được thì việc đầu tiên cần làm là hỏi họ còn điều gì muốn trăn trối hay không. Những lời trăn trối này, về sau được xem là di ngôn mà người mất muốn nói với con cháu.
Nghi lễ trong đám tang
Sau khi người thân chính thức qua đời, việc cần làm trong tang lễ là gia chủ sẽ tiến hành tắm gội, cũng như trang điểm và thay quần áo tươm tất cho người đã mất. Kế tiếp, theo phong tục ma tang người Việt thường lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi là cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau, sau đó lấy thêm một vốc gạo sạch và thêm 3 đồng tiền bỏ vào miệng người mất, đây được gọi là ngậm hàm hoặc phạn hàm.
Xác định ngày, giờ mất
Cần phải nhớ chính xác ngày giờ mất của người đã khuất, thời gian chết đi được tính từ lúc người thân chính thức trút hơi thở cuối cùng, nên tang gia cần phải nhớ kỹ để còn thực hiện những điều cần làm trong đám tang về sau. Hơn thế nữa, nhớ chính xác ngày giờ mất sẽ giúp gia đình người đã khuất biết được có bị trùng tang hay không. Nếu không may bị trùng tang thì tùy vào quan niệm của mỗi gia đình mà có những cách giải quyết thích hợp.
Thủ tục hạ tịch
Nghi thức tang lễ này là đưa người mất xuống chiếu trải dưới đất nằm một chút rồi lại đưa lên lại với hàm ý khi chết sẽ về lại với đất và hy vọng có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.
Những mẫu hoa chia buồn đẹp 2022
Một số mẫu hoa tươi ở cửa hàng hoa tươi Đống Đa
Bảng cáo phó
Bảng cáo phó trong đám tang
Điều cần biết trong lễ tang đó chính là để bảng cáo phó. Đây chính là thông báo về tang lễ của gia đình người mất tới mọi người xung quanh, thường đường đặt trước cổng tang gia hay gửi đến từng nhà người thân để mọi người có thể nắm rõ thông tin tang lễ. Thời buổi hiện đại ngày nay, thì cáo phó có thể đăng trên phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại thông báo để thuận tiện hơn. Trên cáo phó bắt buộc phải có những nội dung như : phải ghi rõ thông tin người chết, ngày sinh và ngày mất, chi tiết về tang lễ như thời gian, địa điểm làm lễ nhập quan và di quan…
Khâm liệm và nhập quan
Khâm liệm và nhập quan cũng là điều cần quan tâm trong lễ tang. Khâm liệm ở đây là dùng vải trắng để quấn người chết được may làm đại liệm, tiểu liệm. Khi niệm xong thì người thân sẽ đứng xung quanh quan tài và nâng người chết bằng bốn gốc của tấm vải tạ quan rồi đặt vào quan tài, đây được gọi là nhập quan. Phần trên của quan tài đặt 1 chén cơm bên trên có cắm 1 đôi đũa và 1 quả trứng gà luộc, lưu ý đầu của quan tài phải đặt hướng ra phía bên ngoài.
Nghi thức cần biết trong đám tang
Thiết linh sàng, linh tọa
Nói rõ hơn thì linh sàng là giường của người mất, thường được lập ở phía đông, có để màn và gối giống hệt như lúc sống. Còn linh tọa trong tang lễ người Việt chính là bàn thờ của người chết được đặt phái trước linh cửu, giữa bàn linh tọa đặt bài vị ghi rõ họ tên trong di ảnh của người đã khuất, 2 bên bàn phải có đèn nến, trước ảnh có bát nhang thơm, rượu và một phần mâm ngũ quả.
Tang phục
Chuẩn bị trang phục tang lễ là điều quan trọng trong đám tang của người Việt Nam, đây là đồ mà con cháu của người mất sẽ mặc trong lễ tang, thông thường tang phục sẽ được may bằng các loại vải xô màu trắng. Việc mặc trang phục tang lễ giúp tỏ bày sự tiếc thương, mất mát trước sự ra đi của người quá cố và sự đau buồn của thân nhân khi mất đi người thân.
Trang phục tang lễ trang nghiêm
Phúng điếu
Phúng điếu là một trong những điều nên làm trong tang lễ, đây được xem như là một hình thức thăm hỏi cũng như là chia buồn đối với gia đình có người thân qua đời. Tại Việt Nam, đi viếng cho người mất thường là tiền bạc, nhang đèn và hoa quả phúng điếu,…Mặt dù vậy, nhưng vẫn có một số gia đình không nhận tiền phúng viếng.
=>>Xem thêm : Dịch vụ điện hoa chia buồn Hàn Quốc TP.HCM
Lễ động quan
Là nghi thức chuyển quan tài từ tư gia đến nơi an nghỉ cuối cùng, tùy thuộc vào di nguyện và ý muốn của mỗi gia đình mà có thể lựa chọn chôn cất hoặc hỏa táng người quá cố.
Nghi lễ cúng sau đám tang
Tuy mỗi vũng miền đều có những nghi thức cúng viếng khác nhau nhưng đều có những nghi lễ chung. Dưới đây là những điều quan trọng trong đám tang về nghi lễ cúng mà bạn nên biết :
- Viếng mộ hay đắp mộ: Sau khi đã chôn cất được 3 ngày, gia chủ sẽ tiến hành lễ viếng mộ hay còn được gọi là mở cửa mã.
- Tuần chung thất( lễ 49 ngày): Trong suốt khoảng thời gian tang lễ, người nhà sẽ cúng cơm đều đặn cho người quá cố và đến tuần thứ 7 thực hiện làm lễ gia thất và ngừng cúng cơm.
- Tuần tốt khóc: Khi người thân đã mất được 100 ngày thì gia đình sẽ làm lễ thôi khóc, mời thầy cúng đến đốt nhà, đốt trang phục cho người mất và có thể đưa di ảnh lên bàn thờ tổ tiên.
- Giỗ đầu: Sau khi người thân đã qua đời được một năm, gia đình thực hiện giỗ đầu để tưởng nhớ đến người đã quá cố.
Mãn tang
Mãn tang là thủ tục cuối cùng của việc cần làm trong tang lễ người Việt, tùy vào từng địa phương và quan niệm từng vùng miền mà nghi lễ mãn tang có thể được gia chủ thực hiện sau 1-3 năm kể từ khi người thân qua đời.
Mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được nên làm gì trong tang lễ và giải đáp cho bạn những thắc mắc về những điều cần biết trong đám tang. Hoa tươi 360 hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho gia đình trong việc mai táng.
=>>Có thể gia đình quan tâm: Mẫu những vòng hoa chia buồn mới nhất